FAQ Schema là một tính năng được sử dụng bởi nhiều chuyên gia SEO để tăng khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google và cải thiện tỷ lệ nhấp chuột. Vậy FAQ Schema là gì? Cách tạo FAQ Schema cho website đơn giản và hiệu quả nhất như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
FAQ Schema là gì? Cách tạo một FAQ hiệu quả?
FAQ là viết tắt của Frequently Asked Questions, có thể hiểu là lược đồ các câu hỏi thường gặp. Tính năng này hiển thị các câu hỏi thường gặp liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của một trang web hay các thông tin của doanh nghiệp để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm câu trả lời. Sử dụng FAQ Schema, một trang web có thể có nhiều khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm, nhờ đó tăng CTR vào website giúp website gia tăng lượng traffic và thứ hạng trên Google mang tới sự gia tăng về chuyển đổi đơn hàng, doanh thu và lợi nhuận.
Cấu trúc của một FAQ Schema bao gồm phần câu hỏi và phần câu trả lời. Hiện Google thường hướng tới việc hiển thị 2 hay 3 FAQ đầu tiên trong danh sách FAQ được tạo. Để tạo FAQ Schema, người dùng có thể triển khai theo hai cách bao gồm sử dụng mã code thủ công hoặc sử dụng mã code đã được tạo sẵn cho mỗi nội dung. Google đã phát triển FAQ Schema để phục vụ nhu cầu thông tin nhanh chóng của người dùng và khuyến khích các trang web sử dụng FAQ Schema.
Khi sử dụng FAQ Schema, người dùng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây để cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường SEO cho trang web của mình.
Ngoài ra, người dùng cần đảm bảo về mặt nội dung nhằm sử dụng FAQ Schema được hợp lệ và tối ưu nhất
Các nguyên tác cần tuân thủ khi sử dụng FAQ
Google cho ra mắt cấu trúc FAQ nhằm cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hữu ích nhất về nội dung, sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang muốn tìm kiếm. Bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời cụ thể, Google mong muốn giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin, giải quyết các thắc mắc của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tạo lập bộ câu hỏi, trả lời FAQ không phải là điều dễ dàng đối với mọi website. Để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin, Google đã đưa ra những trường hợp mà họ không cho phép sử dụng cấu trúc FAQ này, bao gồm:
Nếu bạn sử dụng trang web WordPress được trang bị sẵn plugin Yoast SEO hay Rank Math SEO và được hỗ trợ trình soạn thạo thì việc tạo Schema FAQ cho trang web WordPress của bạn khá đơn giản. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Thiết lập FAQ Block
Để có thể thêm phần FAQ Schema vào bài viết, người dùng cần tạo một trang soạn thạo mới. Bạn chọn mục Add Block FAQ tại thư mục Yoast Structured Data Blocks.
Thiết lập bộ câu hỏi và câu trả lời thông qua thư mục FAQ
Bước 2: Xác định các câu hỏi thường gặp và câu trả lời
Sau khi hoàn thành bước 1, để bắt đầu bạn hãy tìm hiểu về những câu hỏi phổ biến nhất mà khách truy cập có thể đặt về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn có thể tham khảo các câu hỏi thường gặp trên trang web của đối thủ cạnh tranh hoặc trên các diễn đàn, blog liên quan đến lĩnh vực của bạn. Đặc biệt, nên sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý, logic, tránh những câu hỏi lan man. Đồng thời các câu trả lời cũng nên được trả lời một cách cụ thể và rõ ràng.
Bước 3: Kiểm tra và Punlish
Người sử dụng có thể thêm liên tiếp các câu hỏi vào danh sách hiện thị, để thêm các bạn có thể nhấn các nút Add Image và Add Question để thêm các câu hỏi và hình ảnh đi kèm cho sinh động. Cuối cùng sau khi nhập đầy đủ các câu hỏi cần xem lại giao diện được hiển thị phía dưới để có sự cân chỉnh phù hợp.
Thêm câu hỏi và hình ảnh cho danh sách hiển thị
Đối với những website khác, bạn cũng có thể thêm phần FAQ Schema bằng cách tạo FAQ thủ công bằng code JSON-LD. Thông thường cách này thường được áp dụng cho các website WordPress, website sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP, website ASP. Bạn chủ cần nhập đoạn code JSON_LD là có thể cài đặt FAQ Schema cho trang web của mình. Số lượng câu hỏi và câu trả lời có thể điều chỉnh bằng cách thêm bớt các đoạn code. Ngoài ra, để mang tới cho khách hàng thông tin chi tiết và cụ thể nhất, bạn có thể thêm các đường dẫn URL cho từng câu hỏi.
Thay thế phần INSERT QUESTION/ ANSWER HERE thành câu hỏi và câu trả lời tương ứng
Khi đã hoàn tất các bước tạo FAQ Schema, người dùng cần chọn mục “Google Search Console” và nhấn submit bài viết để có thể hiện phần FAQ trên các bảng tìm kiếm. Đặc biệt, người sử dụng cần kiểm tra lại xem trang FAQ vừa tạo đã hiển thị đúng ý mình trên trang tìm kiếm Google chưa. Bước thực hiện này hầu hết đều được kiểm tra thực hiện bằng công cụ “Google Rich Result Tester” bên trong đó bao gồm hai công cụ sau:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ công cụ “Kiểm tra kết quả nhiều định dạng” tại website https://search.google.com/test/rich-results và nhập đường dẫn trang FAQ hoặc URL bài viết vào thanh tìm kiếm rồi nhấn chọn Kiểm tra URL
Bước 2: Chọn vào mục Xem trước kết quả tìm kiếm để thấy phần mà Google sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Bước 3: Đợi Google để cập nhật bài viết, kế đó mở trình duyệt Google ẩn danh và tìm kiếm theo cú pháp: “site:URL” để xem kết quả hiển thị FAQ thực tế trên trang tìm kiếm
Với công cụ này để thực hiện người dùng cần truy cập vào địa chỉ: https://validator.schema.org/ rồi nhập URL vào thanh tìm kiếm, nhấn “Chạy thử nghiệm”. Kết quả phân tích sẽ hiển thị tất cả Schema Markup có trên URL vừa nhập, trong đó bao gồm cả FAQPage. Nếu như đoạn mã không báo lỗi thì quá trình tạo FAQ Schema đã thành công.
Nhập URL và chọn chạy thử nghiệp để kiểm tra dữ liệu
Bài viết trên đây là toàn bộ các kiến thức liên quan tới FAQ Schema cũng như cách tạo FAQ Schema đơn giản, dễ dàng cho website. Mong rằng qua bài viết bạn đã nắm rõ cách áp dụng phương pháp này, điều này sẽ giúp gia tăng thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Mọi thắc mắc vui lòng để lại câu hỏi dưới website của chúng tôi để được đội ngũ SEOer dày dặn kinh nghiệm giải đáp ngay nhé!
Error: Contact form not found.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI